Giới thiệu công ty Cổ phần đầu tư Five Star

Chúng tôi là một trong những đơn vị dịch vụ hoạt động bất động sản chuyên nghiệp tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ đa dạng từ tư vấn, tiếp thị, phần phối, đầu tư các dự án bất động sản. - Chúng tôi luôn chú trọng trách nhiệm của mình với khách hàng và đối tác, chúng ta sẵn sàng đồng hành và chia sẻ những khó khăn trong hợp tác. - Sự nỗ lực nhằm hài lòng tất cả các nhu cầu của khách hàng là thước đo cho chất lượng tư vấn của chúng tôi ngày càng tốt hơn. - Với đội ngũ kinh nghiệm và được đào tạo chất lượng. Tinh thần làm việc cá nhân và nhóm được chúng tôi phát huy hết sức mạnh dựa trên từng cá nhân trong tập thể......

Đô thị xanh Topaz City

Với vị trí đắc địa. Nằm trong tổng thể dự án khu công viên văn hóa, du lịch, thể thao, tiếp giáp hai mặt tiền đường Tạ Quang Bửu và Cao Lỗ, phường 4, quận 8, TP. HCM. Căn hộ Topaz City....

Dự án IDICO NEW CITY

Dự án nằm tại góc 2 trục đường Hùng Vương nối dài thuộc phường 6, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO....

Dự án Sunview Town

Sunview Town là sự lựa chọn lý tưởng cho những gia đình trẻ, những cư dân năng động luôn mong muốn có một không gian sống thoải mái, chất lượng với giá đột phá chỉ từ 570 triệu/căn. Quý khách khi mua căn hộ Sunview Town sẽ được hỗ trợ vay vốn lên tới 70% giá trị căn hộ với lãi suất cực ưu đãi chỉ 5% năm, thời hạn vay đến 20 năm từ các ngân hàng như: VietinBank, VietABank, Tien Phong Bank, Ngân hàng Quân đội….....

Dự án Lotus Apartment

Tọa lạc ngay mặt tiền Xa lộ Đại hàn (Đường Xuyên Á - Quốc lộ 1A). - Giao thông thuận tiện đi về các Quận trung tâm bằng các con đường huyết mạch lớn : Tuyến vành đai Tân Sơn Nhất - Bình Lợi, Quốc lộ 13, Quốc lộ 1, Kha Vạn Cân,..

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Hình ảnh thực tế khu dân cư Mỹ Hạnh Hoàng Gia

Ngày 10/04/2013 - Hình ảnh thực tế mới nhất về Mỹ Hạnh Hoàng Gia, dự án đang mọc lên những ngôi nhà khang trang. Hạ tầng điện nước đã hoàn thiện và đẩy mạnh triển khai giai đoạn 2.
HÌNH ẢNH THỰC TẾ DỰ ÁN (ngày 10/04/2013)

  • Click to open image!Kích vào hình để xem kích thước thật theo slide ảnh
 5
7 
1 
 2
 3
 8
11

9
 Nhà F19 - Mỹ Hạnh Hoàng Gia






 
 

Cơ sở pháp Lý của Khu dân cư Mỹ Hạnh Hoàng Gia

Cơ sở pháp lý hoàn chỉnh của KDC Mỹ Hạnh - Hoàng Gia

Giấy chứng nhận đầu tư downloadbutton
Hợp đồng chuyển nhượng downloadbutton
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất downloadbutton
Quyết định phê duyệt dự án Giai đoạn Idownloadbutton
Quyết định chuyển mục quyền sử dụng đấtdownloadbutton
Thông báo nộp lệ phí trước bạdownloadbutton
Thông báo nộp tiền sử dụng đấtdownloadbutton
Biên lai nộp thuếdownloadbutton



Các biểu mẫu hợp đồng

Phiếu đặt chỗ dự án downloadbutton
Hợp đồng góp vốn downloadbutton
Phụ lục hợp đồng góp vốn downloadbutton



Vị trí khu dân cư Mỹ Hạnh Hoàng Gia

Vị trí dự án: ẤP MỚI II, XÃ MỸ HẠNH NAM, HUYỆN ĐỨC HOÀ, TỈNH LONG AN
TỈNH LONG AN

201106113851 s   d    v    tr
- Phía Đông giáp Tp.HCM, Tây Ninh
- Phía Tây giáp Đồng Tháp
- Phía Nam Tiền Giang, Biển Đông
- Phía Bắc giáp Campuchia
- Diện tích: 4.491,87 km²
Dân số: 1.436.914 người (Điều tra dân số 1/4/2009)
- Mật độ dân số: 320 người/km²
- Vị trí: thuộc hệ thống đồng bằng sông cửu Long, miền tây nam bộ Việt Nam.
- GDP bình quân năm 2010 của tỉnh đạt 23,2 triệu đồng /người
- 6150 dự án đầu tư trong nước. 323 dự án đầu tư nước ngoài (9000ha)
- Toàn tỉnh có 23 khu công nghiệp với tổng diện tích 9.758,73 ha.
- Có 43 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với tổng diện  tích là 5.770 ha.
PCI: Nằm ở vị trí 12 trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của cả nước năm 2010.
HUYỆN ĐỨC HÒA
- Phía Bắc giáp H.Trảng Bàng (Tây Ninh), Củ Chi và Hóc Môn (TP.HCM).
- Phía Đông Nam giáp H.Bình Chánh (TP. HCM).1.IMG 324735713308
- Phía Tây giáp H.Đức Huệ.
- Phía Tây Nam giáp H.Bến Lức.
DT: 426,5km2, Dân số:190 nghìn người, Mật độ: 445 người/km2.
- Toàn huyện có 16 KCN và CSHT khá đồng bộ và hiện đại.
- Là cửa ngõ phía Tây Bắc của TP.HCM, thông thương rất thuận lợi cho sự phát triển của vùng.
- Hệ Thống GT kết nối đến tất cả các nơi, trong đó tỉnh lộ 9 và 10 được xem là mạch máu của khu vực.
Các tuyến giao thông như: Vành Đai 3, 4 TP.HCM, đường HCM…cũng đang xúc tiến.
CÁC CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM VÙNG
KẾT NỐI GIAO THÔNG
- Đường Hồ Chí MinhIMGJ34S5OANPV
- Đường vành đai 3 & 4 TP.HCM
- Đường tỉnh lộ 9 & 10…
KHU CÔNG NGHIỆP
- KCN Đức Hòa 1.
- KCN Đức Hòa 2 (Xuyên Á)
- KCN Đức Hòa 3
- KCN Nhị Xuân
- KCN Hoàng Gia
- KCN Đức Thuận
- KCN Tândaihoctantao Đức..
KHU THƯƠNG MAI – DỊCH VỤ
- KĐT & làng ĐH Tây Bắc Củ Chi
- KĐT An Phú Hưng
- KĐT TM Đức Hòa
- KĐT Hồng Phát
- Làng ĐH & KĐT Tân Đức..
- Làng ĐH quốc tế của Malaysia

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Khu dân cư Mỹ Hạnh Hoàng Gia - Nơi an cư lạc nghiệp cho bạn

Khu dân cư Mỹ Hạnh Hoàng Gia



- Về tiêu chuẩn điện nước, khu dân cư Mỹ Hạnh Hoàng Gia đã được lắp đặt lưới điện quốc gia, dự án đã triển khai hơn 98% cơ sở hạ tầng điện lực. Đảm bảo cung cấp đúng hợp đồng, khách hàng đến định cư sẽ có điện dùng ngay.
- Để đáp ứng được tiêu chuẩn mà bộ xây dựng, và chính quyền tỉnh Long an đưa ra, Công ty BDS Trần Anh đã thiết kế hoàn toàn hợp lý, đảm bảo cho khu dân cư Mỹ Hạnh Hoàng Gia đáp ứng đầy đủ các điều sau:
- Giao thông đường nội bộ rộng 12m chiều ngang, với chiều rộng cho người đi bộ trên vỉa hè là 2,5m, trong đó lòng đường rộng ngang 7m.
- Điều quan trọng không kém là hệ thống xử lý nước. Đối với nước thải, Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo vệ sinh mội trường cho cảnh quan khu dân cư, hệ thống này đã nghiệm thu và được đánh giá tốt, chuẩn bị đưa vào hoạt động dưới sự giám sát của chính quyền tỉnh Long an. Đối với nước mưa, hệ thống cống thoát nước chia làm hai luồng, đảm bảo dẫn nước thoát ra nhanh nhất, cam kết không có ngập lụt trong khu dân cư.
- Hệ thống cung cấp nước sạch tới tận khu dân cư, nếu nguồn nước sạch quốc gia bị gián đoạn, đã có hệ thống cấp nước khẩn cấp do Công ty triển khai xây dựng chuẩn bị đưa vào hoạt động.
- Hiện tại giai đoạn 2 của dự án đã được chào bán đặt nền. Tổng diện tích giai đoạn 2 này lên đến 18 héc ta, cả dự án lên đến 23,5 héc ta, chưa kể hồ sinh thái tại xã Mỹ hạnh nam. Kính mời các cá nhân và tập thể liên hệ với Công ty để biết thêm chi tiết. Xin chân thành cảm ơn.

phan nen my hanh hoang gia

anh my hanh hoang gia

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Tiết lộ của những người đầu tiên được vay vốn mua nhà

Đến nay, bên cạnh các doanh nghiệp, một số cá nhân đã tiếp cận được với nguồn vốn để mua nhà. Trong khi đó, cũng có rất nhiều người nghèo có nhu cầu vay tiền, nhưng vướng chỗ này, mắc chỗ kia, loay hoay không thể tiếp cận được vốn.

Vậy thực chất khó khăn nằm ở đâu? Do các quy định không rõ ràng, do khách quan từ phía ngân hàng (NH) và Bộ Xây dựng, hay do chính chủ quan của người đi vay vốn? Làm thế nào để có thể vay tiền?
Chủ động nộp tiền ký hợp đồng, chủ động hoàn thiện hồ sơ
Là một trong số những người may mắn đã vay được tiền, chị Phương Thị Thúy, chuyên viên tư vấn tại Công ty cổ phần ISN (có hộ khẩu thường trú tại tổ 15, cụm 2, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) không giấu được niềm vui khoe với chúng tôi: Không những đã được giải ngân vốn vay, mà chị đã được nhận chìa khóa căn hộ mơ ước của mình. Bằng từ nhiều nguồn, chị đã dành dụm được một số tiền và đăng ký mua nhà ở xã hội của Công ty Viglacera ở Đặng Xá (Gia Lâm-Hà Nội). Tuy nhiên, căn hộ diện tích 69,9m2, có giá 727 triệu đồng, số tiền tích cóp của chị không đủ. Khi nghe về thông tin gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho người thu nhập thấp mua nhà, chị đã tìm hiểu và mạnh dạn bốc thăm căn hộ, ký hợp đồng, vét toàn bộ tiền đóng trước 70%, sau đó chủ động tìm đến NH xin nộp hồ sơ.
“Cũng có thể, tôi là người may mắn, nhưng để có được sự may mắn đó, tôi cũng phải luôn chủ động trong điều kiện cho phép của mình”, chị Thúy bắt đầu câu chuyện với chúng tôi khá hồ hởi.
Những khách hàng đầu tiên được Vietinbank ký kết cho vay phát triển nhà ở.
Thực ra, hành trình vay vốn của chị Thúy cũng không hề suôn sẻ. Trước khi được Ngân hàng Vietinbank giải quyết cho vay, chị cũng đã “gõ cửa” một số ngân hàng khác.
Điều khiến chị khá bất ngờ là chỉ sau 3 ngày đã có phản hồi từ phía Ngân hàng Vietinbank cho biết, hồ sơ của chị đã được thẩm định, được thông qua và đủ điều kiện để vay. “Với tổng thu nhập hằng tháng của tôi là 8,9 triệu đồng, Vietinbank đồng ý cho tôi vay 200 triệu đồng, cả gốc lẫn lãi phải trả hằng tháng là 2,6 triệu đồng. Với một người đang độc thân như tôi, thì mức đó là hợp lý” – chị Thúy cho biết.
Thực ra, điều thuận lợi lớn nhất mà chị Thúy có được dễ dàng tiếp cận vốn đó là chị đã chủ động xác định mua căn hộ, đã nộp được 70% giá trị căn hộ và ký hợp đồng với chủ đầu tư. Số tiền thiếu còn lại là 200 triệu đồng, chị tiếp cận được vốn vì thứ nhất, nó là khoản tiền chỉ chiếm 1/3 giá trị căn hộ, hơn nữa, mức thu nhập của chị đủ để trả gốc và lãi hằng tháng, sau khi trừ các chi phí cho cuộc sống. “Khá nhiều khách hàng đi theo hình thức phải “ăn chắc” là đợi NH giải ngân thì họ mới thanh toán số tiền ban đầu cho chủ đầu tư. Theo kinh nghiệm của tôi, khâu chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đặc biệt quan trọng. Khách hàng nên đến NH trao đổi trực tiếp, cố gắng hoàn thiện sớm hồ sơ để NH có những bước hướng dẫn tiếp theo cho mình”, chị Thúy chia sẻ.
Không nản, không ngại, kiên trì gõ cửa
Thực ra, khi giải ngân gói tín dụng, việc các NH chặt chẽ là điều tất yếu. Khoan nói đến tình trạng nợ xấu khiến hệ thống NH kiệt quệ, dù vốn ế tắc, các nhà băng vẫn không dám hạ chuẩn tín dụng, thì cho vay ưu đãi vốn hay bị “soi”, mà nguy cơ chệch đối tượng là rất dễ, nên buộc các NH phải thận trọng. Nếu khách hàng chỉ vì bị từ chối một vài lần mà nản, bỏ cuộc thì sẽ rất khó tiếp cận được vốn. Trường hợp chị Nguyễn Thị Thiêm, giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là một ví dụ khác về tính kiên trì.
“Hai vợ chồng tôi đến điểm NH Vietcombank trên đường Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) để tìm hiểu, nhưng thực sự thất vọng vì nhân viên ở đây tư vấn là với mức lương 14 triệu đồng của cả hai vợ chồng thì chỉ đủ chi tiêu sinh hoạt cho gia đình và 1 đứa con, không thể trả nợ được. Khi tôi thắc mắc: Mức thu nhập bao nhiêu mới được vay, trong khi theo quy định, thu nhập dưới 9 triệu đồng mới thuộc diện thu nhập thấp - diện được đăng ký mua nhà thu nhập thấp? Chính nhân viên đó viện dẫn hai vợ chồng họ lương 23 – 25 triệu đồng mà chẳng dám tính đến phương án vay vốn nào, rồi khuyên tôi không nên vay vốn thời điểm này(?!). Nghe thấy thế, vợ chồng tôi rất nản và định bỏ cuộc. Tôi nghĩ, khi vay tiền để mua nhà thì người ta không thể không tiết kiệm để trả nợ được, nên phải tùy chi tiêu cụ thể từng gia đình chứ. Có gia đình thu nhập 10 triệu đồng, thậm chí 7-8 triệu đồng vẫn có thể được vay vốn cơ mà?
Thế nhưng may mắn là sau đó, chính chủ đầu tư là Công ty Viglacera đã giới thiệu tôi đến Vietinbank. Tại đây, các thủ tục tư vấn rất thoải mái. Chủ động liên lạc qua email, chỉ sau 10-20 phút, mọi vấn đề thắc mắc tôi đều được giải đáp. Hiện thủ tục hồ sơ của tôi không vướng mắc gì cả, chỉ có trong bản hợp đồng giữa tôi và chủ đầu tư không có giá trị cầm cố và thế chấp, nhưng khi làm thủ tục vay vốn theo gói tín dụng này, tôi cần dùng hợp đồng này để tín chấp, nên phía NH đang chờ phản hồi từ phía chủ đầu tư mới quyết định giải ngân”.
“Thực ra, tôi nghĩ không phải cứ chủ quan một NH, một nhà đầu tư, một phía của người đi vay là hiệu quả, mà tất cả phải cùng hỗ trợ, cùng hợp tác thì mới có thể tiếp cận được nguồn vốn này”, chị Thiêm nói thêm.
(Theo CAND) 

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Đại gia nhà đất có nên "cố đấm ăn xôi"?

Nhiều doanh nghiệp đã bị vắt kiệt sức sau cơn bão khủng với tâm chấn rơi vào thị trường bất động sản. May mắn thì lợi nhuận giảm, không thì thua lỗ, phá sản, vướng vào vòng lao lý...

Họa vô đơn chí

Không tệ hại như Vĩnh Hưng, Sỹ Ngàn hay Mai Linh, nhiều DN niêm yết trên TTCK hiện vẫn đang lao đao với cuộc khủng hoảng với tâm chấn là BĐS. Nhiều doanh nhân đau đầu tìm lối thoát trong bối cảnh BĐS liên tục giảm giá nhưng vẫn khó bán.

Cuối tháng 6, Quốc Cường Gia Lai (QCG) đã thua trong vụ kiện đầu tiền về việc chậm giao nhà. Đại diện QCG cho biết, công ty đã kháng án. Chưa biết kết quả sẽ tới đâu, nhưng nhiều NĐT cho rằng niềm tin vào DN này chắc chắn bị suy giảm và QCG có thể còn đối mặt với hàng loạt vụ kiện tương tự. Thông tin bất lợi đến với QCG trong bối cảnh DN này trải qua rất nhiều sóng gió với 2 năm gần đây với cú thua lỗ gần 40 tỷ đồng trong năm 2011; doanh thu tụt giảm; tồn kho thuộc tốp đầu trong khối các DN lĩnh vực này; và cổ phiếu cuối 2012 bị đưa vào diện cảnh báo...
 
Ảnh minh họa

Tính tới cuối quý I/2013, QCG vẫn có số nợ gần gấp đôi vốn chủ sở hữu với lãi suất rất cao, mà theo QCG khiến hàng tháng tài sản hao hụt rất nhiều và không thể kiểm soát được. Không chỉ DN BĐS, nhiều DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhảy vào BĐS cũng đau đầu và đang tìm cách thoát khỏi bùn lầy.

Chủ tịch một công ty ngành xây dựng có tiếng, niêm yết trên TTCK, trong phiên họp đại hội cổ đông của công ty này gần đây chia sẻ, ông mất ăn mất ngủ, luôn trong tình trạng lo lắng, bất an do BĐS không có đầu ra, không tìm kiếm được nguồn thu để bù đắp lãi vay, nợ gốc cho cả nghìn tỷ đồng. Theo nhà lãnh đạo này, mỗi năm DN mất 60-70 tỷ đồng tiền lãi mà nguồn thu chả thấy đâu, dự án chưa ra tiền, vay thêm để hoàn thành dự án cũng khó mà để đấy thì không được. Tương lai DN khá mù mịt.

Rất nhiều DN trong lĩnh vực xây dựng, từ nhỏ như "họ Sông Đà" cho tới các ông lớn như Vinaconex cũng rơi vào tình trạng khó khăn do BĐS trầm lắng, tín dụng ngân hàng thắt chặt. Không ít các DN đã phải thoái vốn khỏi nhiều công ty con, khỏi các dự án để cân bằng lại tài chính.

Gần đây, CTCP Tài Nguyên (TNT) cũng gây sốc cho giới đầu tư khi công bố kết quả kinh doanh quỹ I/2013 không có khoản thu nào. Từ một DN trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng, TNT đã nhảy thêm sang BĐS từ 2009 và tăng vốn gấp 5-6 lần để mở rộng hoạt động nhưng cũng đúng lúc BĐS bắt đầu lao dốc và DN nếm trái đắng thua lỗ đầu tiên năm 2012. Trước đó, giới đầu tư đã biết đến những thất bại của nhiều đại gia tên tuổi khi dính vào BĐS như Kinh Đô (KDC), Cơ điện lạnh (REE), Sacom (SAM), Hoa Sen (HSG), Giấy Vĩnh Tiến...

Rất nhiều DN đã nhanh chân rút khỏi BĐS để quay về với ngành nghề kinh doanh cốt lõi nhưng cũng có không ít đơn vị đang cố theo lao với kỳ vọng thị trường BĐS sớm ấm trở lại.

Rũ bỏ hay theo lao?

Tiếp bước KDC, REE, SAM, HSG..., rất nhiều DN gần đây đã hoặc chủ trương thoái bớt vốn khỏi BĐS. Báo cáo tài chính quý I/2013 cho thấy, Công ty CP Sông Đà 5 (SD5) đã thoái vốn hoàn toàn khỏi khoảng đầu tư trị giá gần 80 tỷ đồng vào cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà (SJS) sau gần một năm nắm giữ. Cú thoái vốn này đã khiến SD5 lỗ nặng. Con số chính xác chưa có nhưng theo báo cáo tài chính 2012, SD5 đã trích lập hơn 33 tỷ đồng cho khoản đầu tư này - một con số rất lớn so với quy mô 90 tỷ đồng của DN.

Gần đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (TIG) đã chuyển nhượng 30% trong tổng 48% cổ phần sở hữu tại CTCP Đầu tư phát triển Đô thị Sinh thái Vân Trì (vốn điều lệ 160 tỷ đồng) và 27% trong 45% đang sở hữu tại CTCP Du lịch và Đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Hồ Đồng Xương Hà Nội (60 tỷ).
 
Ảnh minh họa

Khoản lỗ 7,5 tỷ đồng trong năm 2011 và lợi nhuận rất thấp năm 2012 cũng như quý I/2013 phần nào cho thấy TIG đang cơ cấu lại hoạt động đầu tư của mình. Rất nhiều DN khác đang chủ động rút bớt chân khỏi BĐS như: DIG (thoái vốn khỏi DIC Đồng Tiến, chuyển nhượng một phần dự án KĐT du lịch Đại Phước cho công ty con); TH1 (chủ động đề xuất tạm dừng dự án chung cư của Công ty ở đường Hòa Bình, quận Tân Phú và đề nghị được cấp phép làm lại kho bãi)... Ở chiều ngược lại, nhiều DN gá chân sang BĐS vẫn đang loay hoay với các khoản đầu tư tài chính vào DN BĐS, vào các dự án BĐS.

Tại đại hội cổ đông 2013, QCG đưa ra kế hoạch doanh thu và lợi nhuận khá ấn tượng, tăng tương ứng hơn 42 và hơn 54 lần so với 2012. QCG cho biết năm nay sẽ tiếp tục cơ cấu lại danh mục dự án đầu tư; chuyển đối trái phiếu, phát hành cho các nhà đầu tư lớn, đồng thời vay vốn cá nhân từ HĐQT và các bên liên quan các đối tác để đảm bảo vốn cho các dự án đang xây dựng dở dang.

Cho dù doanh thu quý I/2013 chưa tới 300 triệu đồng nhưng cũng khá tự tin, đại diện TNT cho rằng, DN sẽ sớm ổn định hoạt động trong năm nay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, DN có thể tự tin quá đà. Với vốn điều lệ vài chục tỷ đồng mà DN ôm rất nhiều dự án, với mỗi cái lên có tổng đầu tư lên tới vài nghìn tỷ đồng thì rủi ro rất lớn trong bối cảnh BĐS trầm lắng, tín dụng khó tiếp cận.

Hy vọng BĐS phục hồi không phải là viễn tưởng bởi nhu cầu còn rất lớn nhưng có lẽ vấn đề là khi nào thị trường sẽ phục hồi?. Tuy nhiên, nền kinh tế có đủ mạnh và thu nhập người dân có đủ cao để nuôi dưỡng thị trường hay không trong bối cảnh tín dụng sẽ khó có cửa dễ dãi như trước đây?
 
(Theo VEF) 

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Chuyển biến tích cực tại thị trường BĐS phía Nam

Thị trường bất động sản phía Nam gần đây đã xuất hiện những chuyển biến tích cực. Khách hàng đã chấp nhận “xuống tiền” với các dự án bất động sản chất lượng, chủ đầu tư có uy tín.

Nhiều dự án hút hàng
Cuối tuần qua, Công ty Đất Xanh Đông Á (Thành viên của Tập đoàn Đất Xanh) đã mở bán 41 căn hộ Dự án Gia Phú Khang (quận Thủ Đức, Tp.HCM) do Công ty Gia Phú và Đất Xanh hợp tác đầu tư. Sự kiện đã gây sự bất ngờ cho giới kinh doanh địa ốc, khi chỉ trong 1 giờ, toàn bộ sản phẩm được tung ra đều được khách hàng đặt mua. Theo đại diện Công ty Đất Xanh, sở dĩ Dự án được khách hàng quan tâm là do tiến độ tốt, vị trí đắc địa và giá cả phù hợp.
Thị trường bất động sản phía Nam đang có tín hiệu hồi phục
Cũng cuối tuần qua, CTCP Đầu tư Nam Long chính thức mở bán giai đoạn 2 sản phẩm EHome 3 Tây Sài Gòn tại đường Hồ Học Lãm (phường An Lạc, quận Bình Tân), gồm 161 căn hộ có giá từ 710 triệu đồng/căn 2 phòng ngủ. Ngay trong buổi sáng mở bán, 32 căn hộ đã có khách hàng đặt cọc mua. Trước đó, giai đoạn 1 mở bán vào tháng 8/2012, hơn 90% căn hộ tại dự án này cũng đã được bán hết.

Một dự án căn hộ khác cũng nhận được sự quan tâm khá nhiều của khách hàng là Khang Gia Tân Hương ở quận Tân Phú do Công ty Khang Gia làm chủ đầu tư. Theo ông Phùng Văn Năng, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Nam Việt, đơn vị phân phối Dự án, sau hơn 2 tuần mở bán 100 căn hộ dự án này, đã có hơn 80% sản phẩm được khách hàng đăng ký mua.

Mới đây, Công ty Địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn mở bán dự án đất nền Nhân Phú tại quận 9 do Công ty Phong Phú làm chủ đầu tư cũng thu được kết quả tốt, khi chỉ sau 1 tuần mở bán, toàn bộ 51 sản phẩm đất nền đều được khách hàng đặt mua.

Không chỉ Tp.HCM, nhiều dự án tại Bình Dương được chào bán gần đây cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng. Cuối tuần trước, Công ty Becamex IJC và CTCP Tấc Đất Tấc Vàng tổ chức “Hội nghị doanh nhân - tìm hiểu cơ hội phát triển sự nghiệp kinh doanh tại Thành phố mới Bình Dương”, đồng thời mở bán đợt 3 Dự án Nhà phố thương mại Prince Town. Sự kiện đã thu hút gần 600 khách hàng tham dự và chỉ trong buổi sáng mở bán, toàn bộ 50 căn nhà phố Dự án Prince Town đã được khách hàng đặt mua. Còn theo thông tin từ Công ty Bất động sản Kim Oanh, tính từ đầu năm đến nay, Kim Oanh đã bán thành công gần 1.000 sản phẩm đất nền của các dự án do Công ty làm chủ đầu tư và hợp tác đầu tư tại Bình Dương.

Phân hóa mạnh

Nhìn lại thị trường một cách tổng thể thời gian qua cho thấy, xu hướng chủ đạo của thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, bên cạnh những dự án có kết quả bán hàng tốt, vẫn có không ít dự án dù được chủ đầu tư miệt mài tung sản phẩm ra bán với nhiều hình thức giảm giá, khuyến mãi, nhưng vẫn không bán được hàng. Theo ghi nhận của Đầu tư Bất động sản, phần lớn các dự án bán được sản phẩm trong thời gian qua có các điểm chung nhất là có tiền độ xây dựng tốt, hoặc các dự án hoàn thiện, chủ đầu tư có uy tín.

Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Tấc Đất Tấc Vàng, nhìn ở góc độ thực tế, thị trường bất động sản đang dần phục hồi, nhưng có sự phân hóa rất rõ ràng. Về cơ bản, giá của nhiều dự án đã giảm khá sâu, thậm chí có nhiều dự án đã bán lỗ, tuy nhiên, do thiếu niềm tin, nên người tiêu dùng còn e ngại. Vì vậy, muốn bán được sản phẩm trong giai đoạn này, thì uy tín, năng lực tài chính của chủ đầu tư, doanh nghiệp phân phối được xem là yếu tố số một.

Trong khi đó, ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch tập đoàn Đất Xanh nhận định, hiện nay, lượng cung căn hộ ở Tp.HCM không phải là nhiều và lượng cầu cũng không hẳn là nhỏ. Vấn đề đặt ra là làm sao để cung - cầu gặp nhau. Điều quan trọng khiến cung - cầu chưa thực sự gặp nhau lúc này là người tiêu dùng mất niềm tin vào thị trường. Điều này một phần xuất phát từ các doanh nghiệp chưa thật sự chú trọng vào uy tín, chất lượng, một mặt còn do yếu tố giá cả, vượt quá xa so với khả năng chi trả của người mua nhà.

“Trong năm 2013, phân khúc căn hộ trung cấp đang được các doanh nghiệp tập trung đầu tư và hứa hẹn sẽ là nhân tố giúp thị trường bất động sản ấm lên. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn thành công, phải có chiến lược phù hợp về giá cả - dịch vụ - chất lượng - tiến độ - mẫu mã - hệ thống tài chính cho khách hàng và cả uy tín của chính doanh nghiệp đó”, ông Thìn cho biết.  
 
(Theo ĐTCK)